Cài đặt và tháo gỡ gói phần mềm đóng gói theo chuẩn của hệ điều hành Linux

Khi nhắc đến Linux có thể người ta nghĩ ngay nó là một hệ điều hành, nhưng thực ra Linux là thuật ngữ chỉ Nhân Linux. Trên nền Nhân Linux, người ta phát triển nhiều hệ điều hành mang tên khác nhau và có những đặc điểm riêng mang dấu ấn của từng nhà phát triển, cách đóng gói phần mềm cài đặt cũng khác nhau.

Cơ bản, Linux hiện nay có thể được chia ra thành các nhóm thông dụng mà ta thường thấy trên thị trường hiện nay, nhất là ở Việt Nam như như:

  • Nhóm của Redhat gồm có RedHat Linux, Fedora core, Suse Linux…
  • Nhóm Debian gồm có Debian, Ubuntu, Backtrack…
  • Hệ điều hành Android trên thiết bị di động cũng phát triển từ Nhân Linux.

Ngoài ra còn rất nhiều nhà phát triển khác.

Cài đặt gói phần mềm đóng gói theo chuẩn của hệ điều hành:

Thông thường, khi học chúng ta chỉ học về CentOS nên trong tâm trí chúng ta luôn là cài đặt các gói phần mềm cho Linux luôn là gói RPM. Nhưng thực tế tương tự như Windows là gói EXE hoặc là MSI, các dòng sản phẩm Linux khác nhau mà người ta cũng đóng gói các gói phần mêm khác nhau. Như nhóm RedHat thì người dùng gói .rpm (redhat package manager), gói .deb trên nhóm Debian…

Để cài đặt những gói này, mỗi nhóm hệ điều hành có lệnh riêng để thực hiện:

Đồi với nhóm Redhat sử dụng lệnh:

  • Cài đặt: rpm -ivh gói_cài_đặt.rpm
  • Tháo gỡ: rpm -e gói_cài_đặt.rpm

Đối với nhóm Debian sử dụng lệnh:

  • Cài đặt: dpkg -i gói_cài_đặt.deb
  • Tháo gỡ: dpkg -r gói_cài_đặt.deb

Để thực hiện quyền cài đặt này, bạn phải có quyền cài đặt tương tự như Run As Administrator trên Windows. Thông thường Linux ngày nay, khi bạn login vào sử dụng thì nó thường chỉ ở chế độ người dùng (với dấu $ trước ngay dấu nhắc lệnh trong terminal), bạn không thể cài đặt gói phần mềm tại chế độ này. Bạn phải chuyển qua chế độ của Superuser hoặc người dùng root (với dấu # trước ngay dấu nhắc lệnh trong terminal).

Các dòng Linux ngày nay cũng hổn trợ công cụ cài đặt và tháo gở chương trình tương tự như trên Windows.

Trên CentOS

Trên Ubuntu (công cụ này còn hổ trợ mua, tải, cài đặt online)

Ngoài ra còn cách cài bằng cách dùng lệnh lấy phần mềm trực tiếp từ nhà cung cấp và cài đặt từ các gói phần mềm dạng tarball. Tôi sẽ giới thiệu tiếp ở bài sau.

Chúng ta cần lưu ý thêm 1 điều nữa, đó là khi cái hệ điều gói phần mềm thì chúng ta phải đảm bảo đã cài đầy đủ các thư viện để ứng dụng có thể chạy được (trên Windows chúng ta gọi là gói Frame Work hoặc SDK). Khi chưa cài đầy đủ thì hệ điều hành sẽ cảnh báo chúng ta và chúng ta phải thực hiện cài đặt đầy đủ gói thư viện thì mời có thể cài được gói ứng dụng.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan