Lựa chọn mua máy tính – Phần 2: Lựa chọn và kiểm tra một máy tính cũ

Trong bài trước chúng ta đã so sánh các lựa chọn về việc mua một máy tính mới hay máy tính cũ, và rõ ràng việc lựa chọn một máy tính cũ để cắt giảm cho phí đầu tư cũng là một lựa chọn tốt. Vậy chúng ta sẽ tiến hành chọn như thế nào? Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu từng bước trong quá trình chọn lựa và kiểm tra một chiếc máy tính cũ. Trong bài này chủ yếu đề cập đến máy tính để bàn. Thông thường, khi mua máy cũ thì các máy này đã được đóng thành bộ hoặc là máy tính nguyên kiện của các hãng như Dell, HP, Acer… Chúng ta sẽ tiến hành các bước kiểm trả như sau:

Kiểm tra phần cứng về mặt nhãn quang:

Đầu tiên, chúng ta mở thùng máy tính ra, sau đó kiểm tra xem các mối hàn trên linh kiện còn sáng đẹp rõ hay không?có vết bị ăn mòn hay ố rỉ do bị muối, hóa chất, côn trùng dán, chuột.. cắn phá hoặc có nước tiểu và phân của chúng bên trong hay không? các tụ điện trên mainboard có bị phù hay không?

Kế tiếp kiểm tra socket CPU (nơi gắn CPU) có bị gãy chân, chập cháy hay không. Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính. Có thể phát sinh lỗi nghiêm trọng trong quá trình hoạt động. Phải loại ngay máy có socket bị gãy hoặc cháy.

Tiếp theo, phải đảm bảo các khe RAM đều hoạt động tốt, bạn có thể gắn RAM qua lại giữa các khe để kiểm tra, ít nhất khi thay đổi bật máy lên máy sẽ hoạt động tốt.

Tương tự cho các công kết nối ổ cứng, khe PCI.

Kiểm tra các cổng kết nối ra màn hình (DSUB, DVI, HDMI….), audio, USB… có còn kết nối tốt hay không.

Trên đây là các bước kiểm tra vật lý, ngoài ra phải đảm bảo rằng thùng máy không bị xâm nhập bởi côn trùng và các loại chuột, bò sát, các hóa chất có tính ăn mòn, muối…

Kiểm tra điểm chân CPU tiếp xúc với socket trên mainboard:

Bạn phải chú ý từng vị trí một xem có bong tróc hay bị cháy hay không, nếu có thì yêu cầu đổi.

Kiểm tra lỗi ổ cứng:

Bạn phải đảm bảo là khi chạy ổ cứng không phát ra các âm thanh lạ, ổ cứng có bị ăn mòn do hóa chất hay bông tróc hay không? Sau khi kiểm tra về phần nhãn quang chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra lỗi của ổ cứng như kiểm tra xem ổ cứng có bị bad sector hoặc có lỗi đọc ghi dữ liệu hay không, kiểm tra thời gian sử dụng tốc độ đọc ghi của ổ cứng.

Trong trường hợp phát sinh bất cứ lỗi gì đặc biệt là bad sector chúng ta nên yêu cầu đổi ổ cứng khác và tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu. bạn có thể dùng phần mền HDD Regenerator được tích hợp trong Hiren’s Boot CD, đây là một trong những phần mềm được đánh giá cao trong việc tìm kiếm lỗi trên ổ cứng.

Kiểm tra lỗi RAM

Tương tự như ổ cứng, trước tiên bạn cũng kiểm tra xem về mặt nhãn quang có dấu hiệu bong tróc hay ăn mòn hay không, đặc biệt là các chân cắm vào main board. Tiếp theo chúng ta cũng dùng các phần mềm để kiểm tra RAM, bạn có thể dùng phần mềm Memtest86+ được tích hợp trong các đĩa Hiren’s Boot CD.

Trong trường hợp RAM của bạn bị phần mềm phát hiện lỗi bad như trên, dù một lỗi duy nhất bạn cũng phải yêu cầu người bán hàng đổi lại RAM khác cho bạn. Lưu ý là bạn nên kiểm tra từng thanh RAM một nếu trong máy có từ hai thanh trở lên.

Kiểm tra khả năng tản nhiệt, khả năng cấp nguồn và khả năng chịu tải của CPU, RAM:

Bước này chủ yếu kiểm tra xem khả giải nhiệt của bộ tản nhiệt CPU như thế nào?  Khả năng chạy full tải của máy trong khoản thời gian một giờ đồng hồ. Để đo nhiệt độ bạn có thể dùng phần mềm HWmonitor, phần mềm này cung cấp đầy đủ các thông số như sung nhịp của CPU, nguồn điện cấp cho CPU, công xuất tiêu thụ của CPU, tốc độ quạt tản nhiệt CPU, system fan và card màn hình, nhiệt độ của ổ cứng, card màn hình, CPU… các thông số này sẽ phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ của các linh kiện trong máy bạn, nhưng thông tin về nhiệt độ CPU và tốc độ của quạt tảng nhiệt của nó chắc chắn có.

Để có thể  đẩy CPU và RAM của máy tính hoạt động tối đa, bạn có thể dùng phần mềm Prime95. Phần mềm này sẽ liên tục stress CPU của bạn đạt đến múc full tải. Bạn chọn Custom để tiến hành test, xong lưu ý một điều là trong ô Memory to use (in MB) đây là số dung lượng RAM sẽ dùng khi test, mặc định là 1600 tương đương 1GB RAM, bạn có thể nâng con số này lên với số dung lượng RAM phù hợp mà máy đang có. Bạn lưu ý là với máy có 4GB, bạn chỉ nên test với 3,5 GB vì nếu stress với 100% số RAM thì máy tính có thể sẽ tự động cắt giảm tiến trình và không thể chạy full tải.

Dưới đây là hình ảnh test máy với 15GB RAM, khi bắt đầu stress thì nhiệt độ của CPU và khả năng tiêu thụ điện của nó cùng tăng lên đến mức tối đa khả năng chịu đựng của CPU.

Khi đạt đến mức tối đa, khả năng tản nhiệt của bộ tản nhiệt sẽ quyết định máy tính có thể hoạt động trong bao lâu, nếu bộ tản nhiệt quá kém sẽ có thể làm cho máy tự động tắt. Việc kiểm tra này cũng cho phép chúng ta kiểm tra được khả năng cấp nguồn của bộ nguồn, nếu nguồn kém máy cũng sẽ tự động tắt hoặc khởi động lại. Nếu máy có thể vượt qua khoảng 45 đến 60 phút kiểm tra thì máy bạn được đánh giá là tốt.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan