Dịch vụ DNS – Phần 1: DNS names

DNS viết tắt của Domain Name System, là dịch vụ được trên dùng trong mạng TCP/IP và là một dịch vụ thiết yếu của Internet. Mỗi khi người dùng truy cập một trang web, người dùng phải điền vào URL (địa chỉ trang web). Trước khi client giao tiếp với máy chủ web, thì nó cần đến DNS để lấy địa chỉ IP của web server, cũng tương tự như việc chúng ta dùng danh bạ điện thoại để tìm kiếm một số điện thoại. Trong khi đó, trong mạng doanh nghiệp client cần giao tiếp với các máy chủ của doanh nghiệp, client cũng cần dùng sử dụng dịch vụ DNS để tìm địa chỉ IP của máy chủ dịch vụ. DNS server thường được gọi là máy chủ tên miền.

TCP/IP là giao thức mạng phổ biến nhất được sử dụng trên thế giới và nó được dùng trên mạng Internet. Tất nhiên, Internet là mạng diện rộng, kết nối hàng triệu máy tính trên thế giới. Để máy tính hoặc một trạm làm việc bất kỳ nào có thể giao tiếp trên mạng TCP/IP, thì nó phải có 1 địa chỉ IP (IPv4 hoặc IPv6).

IPv4 có cách biểu diển là một chuổi số 4 byte (32bit) chia thành 4 phần mỗi phần mỗi phần 8 bit cách nhau bởi dấu chấm, ví dụ về một địa chỉ 203.162.1.191. IPv6 với 128 bit chia thành 8 nhóm với mỗi nhóm là 4 số hệ thập lục phân có dạng 2001:0db8:85a3:0042:1000:8a2e:0370:7334. Như vậy, con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải nhớ hàng trăm số điện thoại cũng như hàng trăm địa chỉ IP.

Với mạng TCP /IP cũ, những file hosts được dùng để phân giải tên, nó được lưu trữ cụ bộ trên mỗi máy tính. Các file hosts là những file test đơn giản với 1 hosts name và địa chỉ IP trên mỗi dòng. Trên Windows nó được lưu trong C:\Windows\System32\driver\etc. Những điểm bất lợi của việc dùng file host này đó là mỗi khi cần thêm một mục mới, ta cần phải thêm hoặc thay đổi những file host trên mỗi cái máy tính trong tổ chức của bạn, đó không phải là cách thiết thực để cung cấp giải pháp phân giải cập nhật.

Vì lý do không thể cặp nhật động, hệ thống DNS đươc phát triển. Lợi ích của nó bao gồm:

  • Dể dàng sử dụng và đơn giản: cho phép người dùng truy cập máy tính và tài nguyên mạng với những cái tên dể nhớ.
  • Khả năng mở rộng: cho phép khối lượng công việc phân giải tên có thể được phân phối trên nhiều server và cơ sở sử liệu.
  • Tình thống nhất: cho phép địa chỉ IP có thể thay đổi trong khi vẫn giữ nguyên tên máy, làm cho việc xác định vị trì tàu nguyên mạng dể dàng.

Phân giải DNS là một dịch vụ nó sử dụng giao thức truy vấn thông tin có trong DNS server sử dụng port 53 UDP và TCP. Hệ thống DNS là hệ thống phân giải tên phân phối phân cấp để định vị các host và các máy chủ dịch vụ.

DNS là hệ thống phân phối vì việc thông tin lưu trữ không chỉ tìm thấy trên một máy chỉ đơn lẻ. Thay vào đó, thông tin được phân phối trên nhiều DNS server, tất cả chúng được liên kết thành một cấu trúc có phân cấp.

DNS là hệ thống phân cấp bao gồm một cây tên miền. Trên cùng của cây là vùng root (.) sau đó cây sẽ được phân chia thành zone trên mỗi server DNS. Mỗi zone có thể chứa một domain hoặc nhiều domain.

 

Mỗi nút hoặc lá trên cây được gọi là resource record (RR) – bản ghi tài nguyên – chúng giữ các thông tin của tên miền. dạng RR phổ biến nhât là địa chỉ host A và AAA (A là RR được dùng trên IPv4 và AAA được dùng trên IPv6), trong đó liệt kê tên máy và địa chỉ IP.

Một tên miền bao gồm một hoặc nhiều nhãn. Mỗi nhãn có thể chứa 63 ký tự, một tên miền đầy có độ dài không qua 253 ký tự.

Top-level domain là nhãn ngoài cùng bên phải. Ví dụ như hoanghiepktv.com chứa hai nhãn. Trong đo com là top-level domain. Hệ thống phân cấp được tính từ phải qua trái. Nhãn phía trái là subdomain của nhãn bên phải. Vậy hoanghiepktv là subdomain của com.

Top-level domain bao gồm các top-level quốc gia và quốc tế. Top-level domain theo nguyên bản: .com (Kinh doanh),.net (mạng),.edu(giáo dục),.gov (chính phủ),.org (cho các đơn vị, tổ chức). Theo quốc gia  .uk (Anh), .jp (Nhật Bản),.vn (Việt Nam)…

Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều top-level domain khác như biz, coop, info, int, jobs, name và pro. Gần đây, các tổ chức có thể mua cả top-level domain của chính họ.

Second-level domain được đăng ký bởi các cá nhân hoặc tổ chức. Các second-level DNS doamain có thể chứa nhiều subdomain, và mỗi subdomain có thể chưa nhiều host. Ví dụ pc1.hoanghiepktv.com, trong đó pc1 là tên máy tính, hoanghiepktv là subdomain (second-level), com là top-level domain.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan