Sự khác nhau giữa Master Boot Record (MBR) và GUID Partition Table (GPT)

Phân vùng ổ đĩa.

Bạn có thể chia ổ cứng của bạn thành nhiều phân vùng . Một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào hệ điều hành biết được cấu trúc của đĩa cứng? Thông tin này có từ đâu. Đó chính là MBR (Master Boot Record) và GPT (Guid Partition Table). Chúng là hai cấu trúc khác nhau, cả hai đều đóng vai trò quan trọng và cung cấp thông tin của các phân vùng trên ổ đĩa cứng.

Master Boot Record (MBR).

MBR là một chuẩn quản lý phân vùng cũ trên ổ cứng, và nó vẫn được sử dụng một cách rộng rãi. MBR cư trú tại đầu các ổ cứng và chứa các thông tin tổ chức các phân vùng trên thiết bị lưu trữ. Ngoài ra, MBR còn chứa mã thực thi nó có thể quét các phân vùng active chứa hệ điều hành và tải lên trong quá trình khởi động.

Trên một ổ đĩa MBR, chúng ta chỉ có thể chia thành 4 phân vùng primary. Để tạo ra nhiều phân vùng hơn, bạn phải thiết lập phân vùng thứ 4 thành dạng extended bạn sẽ chia phân vùng này thành nhiều sub-patitions hay còn (gọi là các logical driver) bên trong nó. MBR dùng 32 bit để ghi nhận phân vùng, mỗi phân vùng vì thế chỉ có thể mở rộng tối đa là 2 TB dung lượng.

Một số vấn đề với MBR. Trước hết, nó chỉ có thể chứa 4 phân vùng trong mỗi ổ cứng và mỗi phân vùng bị giới hạn ở 2 TB. Chính vì điều này, nó không thể hoạt động hiệu quả trên ổ cứng có dung lượng quá lớn, như 100TB. Thứ hai, MBR là nơi duy nhất chứ các thông tin phân vùng. Nếu nó bị hỏng thì toàn bộ ổ cứng không thể đọc được.

GUID Partition Table (GPT)

GPT là tiêu chuẩn mới cho việc phân chia phân vùng của ổ cứng. nó được xây dụng trên Globally Unique Identifiers (GUID) để xác định các phân vùng ổ cứng một phần của tiêu chuẩn UEFI. Điều này có nghĩa là hệ thồng dựa trên tiêu chuẩn của UEFI phải dùng nó. Với GPT, bạn có thể tạo không giớ hạng số phân vùng trên ổ cứng, mặc dù thường được giới hạn trong 128 phân vùng bởi các hệ điều hành. Không giống như MBR bị giới hạn mỗi patition chỉ có 2TB, mỗi phân vùng của GPT có thể chứa 2^64 block in length (trong trường hợp dùng 64 bit), tương đương 9.44ZB với một block 512-byte. Với windows thì nó được giới hạn 256TB

Theo lược đồ miêu tả, bạn có thể nhìn thấy có 1 primary GPT ở đầu và 1 secondary GPT ở cuối. Đây là những gì làm cho GPT hữu ích hơn MBR. GPT lưu trữ và backup header và parttion table vào cuối ổ đĩa để nó có thể được phục hồi nếu primary table bị hỏng. Nó cũng thực hiện checksum bằng CRC32 để phát hiện lỗi và những sai hỏng của header và patition table.

Bạn có thể nhìn thấy một protective MBR ở sector đầu tiên của ổ cứng trong lược đồ. Thiết lập lai như vậy cho phép hệ thống BIOS có thể khởi động từ GPT sữ dụng boot loader lưu trữ trong các vùng mã của Protective MBR. Ngoài ra nó dùng bảo vệ GPT tránh những hư hại do các tiện ích đĩa không hiểu GPT.

Hệ điều hành hổ trợ

MAC OS X sử dụng mặc định GPT và bạn không thể cài đặt (nếu không có thay đổi và hack) trên MBR. MAC OS X có thể hiểu được MBR nhưng nó không thể cài đặt trên đó.

Hầu hết các kernel Linux đều hổ trợ cho GPT. Trừ khi bạn biên dịch kernel riêng và không thêm tính năng này trong trong đó, bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì với các distro (viết tắt của Linux distribution) yêu thích của mình khi dùng GPT. Có một điều cần lưu ý, bạn sẽ phải dùng bootloader GRUB 2.

Windows, để khởi động với GPT bạn sẽ phải dùng Windows 64 bit từ Windows XP trở về sau này. Đối với các máy tính được cài sẵn hiện tại thường sẽ cài sẵn Windows 8 64 bit, chúng thường đi chung với GPT. Đối với Windows 7 trở về trước thì thường dùng MBR thay cho GPT.

Phần mềm chia phân vùng

Đối với MBR bạn hoàn toàn có thể dùng những phần mềm phân chia đĩa cũ trên nên DOS trong Hiren’t boot. Nhưng đối với GPT, bạn phải dùng các phần mềm thế hệ mới trên nền Windows có thể dùng Windows mini hoặc gắn ổ cứng qua một máy khác có cài phần mềm để chia đĩa, hoặcc bạn có thể dùng Disk management trên chính hệ điều hành đang dùng để chia lại đĩa.

Kết luận

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì khi dùng một trong hai MBR hoặc là GPT. Nó chỉ là vấn đề khi bạn cài Windows trên máy MAC hoặc ngược lại, hoặc là khi bạn cần đến phân vùng lớn hơn 2TB thì bạn sẽ phải cần dùng đến GPT. Ngoài ra, khi dùng máy tính với chuẩn UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) thay cho BIOS (Basic Input/Output System) thì nó chỉ hổ trợ GPT.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan