Một số điều cơ bản về lệnh trên Linux

Khi nghe nói đến sử dụng Linux, nhiều người vẫn bị ám ảnh do phải sử dụng dòng lệnh, nhưng nếu nắm được một số điều cơ bản về lệnh trên Linux, sẽ giúp bạn bớt ám ảnh về việc sử dụng lệnh.

Linux là kernel được xây dựng trên nền Unix, trên Linux, các ký tự hoa và thường được phân biệt rất rõ ràng, ký tự “A” khác với “a”. Ký tự hoa, thường được phân biệt trong cả câu lệnh, cách đặt tên cho tệp tin (file), thư mục (directory)… Vì vậy khi thực hiện các câu lệnh và đặt tên phải cực kỳ thận trong trong vấn đề ký tự hoa thường.

Lệnh trong Linux chúng ta có thể phân chia làm hai loại, là lệnh dùng chung hay lệnh tiêu chuẩn được sử dụng chung cho các hệ điều hành Linux và lệnh dùng riêng do các nhà phát triển hệ điều hành phát triển riêng cho hệ điều hành đó. Ví dụ: ở CentOS để cài các gói phần mềm bạn dùng lệnh yum install [gói cần cài đặt] nhưng trên Ubuntu sẽ là apt-get install [gói cài đặt].

Để thực hiện lệnh trên Linux, bạn sẽ cần vào giao diện dòng lệnh (terminal) của Linux. Ở terminal trên Linux có hai đặc quyền chính là quyền user bình thườngquyền root:

  • Chế độ user bình thường, chế độ này bắt đầu dấu nhắc lệnh là dấu $.

  • Chế độ root, chế độ này bắt đầu dấu nhắc lệnh là dấu #.

Các lệnh trên Linux cũng có thể chia làm hai loại, loại không cần quyền root và loại cần quyền root:

  • Loại không cần quyền root là loại chỉ dùng để hiển thị thông tin, ví dụ như lệnh hostname, ifconfig, nslookup…
  • Loại cần quyền root là các lệnh liên quan đến cấu hình, cài đặt. Khi bạn cấn thay đổi thông tin cấu hình của dịch vụ, phần mềm, file hệ thống bạn cũng sẽ cần quyền root.

Chuyển quyền từ chế độ user bình thường lên root: 

Để chuyển quyền từ user thường lên root, chúng ta dùng lệnh susudo, hai lệnh này dùng để chuyển quyền user thông thường có đặc quyền của super user (quyền root) để user có thể cài đặt các gói phần mềm, thực hiện các lệnh mà hệ thống yêu cầu phải có quyền root mới có thể thực hiện. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai lệnh này và tìm kiếm sự khác biệt giữ su và sudo.

Lệnh sudo:

  • Được sử dụng khi thực hiện lệnh đơn lẽ (dấu nhắc lệnh của user vẫn là $), điều đó có nghĩa là khi cần thực hiện một lệnh nào đó bạn phải thực hiện theo cấu trúc sudo [command]. Ví dụ trên Ubuntu bạn cần cài đặt một gói phần mềm, bạn sẽ thực hiện lệnh sudo apt-get install [gói phần mềm cần cài đặt], nếu muốn tiếp tục thực hiện thêm một lần cài đặt gói phần mềm, bạn sẽ phải lập lại đầy đủ cấu trúc sudo apt-get install [gói phần mềm cài đặt 2]
  • Khi thực hiện lệnh sudo, bạn sẽ cần nhập password của chính user hiện tại đang sử dụng.

Lệnh su:

  • Lệnh su chuyển quyền qua quyền root hoàn toàn (dấu nhắc lệnh sẽ chuyễn thành #), người sử dụng có thể thực hiện nhiều lệnh liên tục mà không cần phải dùng lệnh nâng quyền nữa.
  • Lệnh su còn được dùng để chuyển qua lại giữa các user, cú pháp su [user], ví dụ bạn có 2 user là user1 và user2, để chuyển qua lại các user từ quyền root, bạn có thể dùng lệnh su user1su user 2.
  • Khi thực hiện su để nâng quyền lênh root, bạn phải sử dụng password của user root. Tương tự, khi dùng su để chuyển quyền qua user nào, bạn sẽ sử dụng password của user đó.

  • Để trở về quyền user hiện tại, quyền trước khi chuyển quyền hoặc chuyển đổi user, bạn dùng lệnh exit. Bạn lưu ý là lệnh exit sẽ thoát lần lượt qua từng user mà bạn đã đăng nhập.

Mặc định, với các hệ điều hành như Ubuntu thuộc họ Debian, khi thực hiện các lệnh, bạn sẽ sữ dụng sudo, bạn sẽ không dùng được su vì user root mặc định không có password và không cho phép logon. Để có thể dùng lệnh su, bạn phải đổi password cho user root.

Đối với các hệ điều hành như CentOS, bạn có thể sử dụng lệnh su, lệnh sudo thông thường sẽ không sử dụng.

Để sử dụng lệnh sudo, các user sẽ phải được quy định trong file /etc/sudoers

Một lệnh khá đặt biết của su và sudo đó là trên các hệ điều hành như Ubuntu, bạn có thể thực hiện lệnh sudo su, lện này cho phép bạn chuyển quyền sang root như su trên CentOS và đứng ở user root. Sau khi dùng lệnh này, bạn có thể thực hiện các lệnh mà không cần dùng đến sudo nữa.

Các lệnh khác có liên quan khi bạn tìm hiểu bài viết này:

  • Lệnh tạo user:
    • Cú pháp: useradd  [username cần tạo]
    • Ví dụ: useradd user1, useradd user2,…
  • Lệnh đổi password cho user:
    • Cú pháp: passwd [user cần đổi password]
    • Ví dụ: passwd user1. passwrd user2,…
  • Lệnh kiểm tra xem bạn đang ở user nào:
    • Cú pháp: whoami

Trên đây là bài viết giúp bạn có khái niệm cơ bản về lệnh trên Linux. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi bắt đầu tìm hiểu về lệnh và cách thức sử dụng Linux.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan