Dịch vụ Web – Phần 2: PHP-MySQL với MariaDB trên CentOS 7

Trong bài trước, chúng ta đã triển khai web server với Apache. Trong bài nay, chúng ta sẽ tiến hành cài đặt một web server sử dụng PHP-MySQL, đây là công nghệ cho phép chúng ta triển khai một website có cơ sở dữ liệu, với công nghệ này cho phép chúng ta tạo ra các website có tính linh động cao, cập nhật dể dàng… để quạn trị cơ sở dữ liệu, ta tiến hành cài đặt gói phpMyAdmin.

Mô hình triển khai như sau:

Bạn phải chắc chắn là dịch vụ SElinux và firewalld đã được tắt, địa chỉ IP đã được thiết lập đầy đủ, các máy tính có thể thấy nhau và truy cập được internet.

Để có thể cài được gói phpMyAdmin mới nhất ta tiến hành cài đặt gói EPEL-7 repo:

  • yum install epel-release -y

Ta tiến hành cài đặt Apache với gói httpd:

  • yum install httpd -y

Sau khi cài đặt xong gói httpd ta tiến hành khởi động dịch vụ và cho phép dịch vụ khởi động theo hệ thống.

  • systemctl start httpd.service
  • systemctl enable httpd.service

Tiếp theo ta tiến hành cài đặt dịch vụ mariadb

  • yum  install mariadb-server mariadb -y

Sau khi cài đặt xong mariadb ta cũng tiến hành cho dịch vụ khởi động và cho phép dịch vụ khởi động cùng hệ thống

  • systemctl start mariadb.service
  • systemctl enable mariadb.service

Để thiết lập mật khẩu cho user root MariaDB ta dùng lệnh sau:

  • mysql_secure_installation

Ở đây ban đầu không có mật khẩu nào của root ta để trống rồi nhấn Enter, nếu root đã được đặt mật khẩu thì phải điền mật khẩu rồi Enter. Lưu ý ở đây root là user của MariaDB chứ không phải là root của hệ điều hành.

Tếp theo nhấn Enter để đồng ý đặt mật khẩu cho root:

Loại bỏ các user anonymous, mặc đinh MariaDB cho phép các user này có thể truy cập vào nhằm mục đích kiểm tra. Nhấn Enter để thực hiện.

Không cho phép root login từ máy khác, để đảm bảo tính bảo mật cho user này. Nhấn Enter để thực hiện.

Mặc định mariadb có một database tên là test để các user có thể truy cập kiểm tra hệ thồng, có thể loại bỏ database này. Nhấn Enter để thực hiện.

Tải lại các privilege table để đảm bảo cho các thay đổi được thực hiện. Nhấn Enter để thực hiện

Ghi chú: để thực hiện các bước trên bạn có thể chọn Y hoặc để trống rồi Enter để đồng ý thực hiện, hoặc n rồi Enter để từ chối thực hiện

Cài đặt PHP và module Apache PHP

  • yum install php -y

Để kiểm tra thông tin về gói PHP được cài đặt ta tạo file như sau:

  • vi /var/www/html/info.php

Với nội dung trong file như sau:

<?php 
phpinfo() 
?>;

Khởi động lại dịch vụ httpd:

  • systemctl restart httpd.service

Để kiểm tra thông tin về gói PHP ta dùng trình duyệt truy cập như sau: htttp://[IP server]/info.php

Để có sự hổ trợ của MySQL đối với PHP, ta cài đặt gói php-mysql. Bạn có thể tìm thấy các module được hổ trợ bằng lệnh sau:

  • yum search php -y

Cài đặt các gói cần cài đặt ta dùng lệnh:

  • yum install php-mysql -y

Để hộ trợ cho các module PHP phổ biến hiện nay, các CMS System như WordPress, Joomla và Drupal ta cần cài các gói sau:

  • yum install php-mysqlyum install php-gd php-ldap php-odbc php-pear php-xml php-xmlrpc php-mbstring php-snmp php-soap curl curl-devel -y

Để có thể quản trị hệ thồng database MySQL một cách dể dàng bằng giao diện web ta cần cài đặt gói phpMyAdmin:

  • yum install phpMyAdmin -y

Sau khi cài đặt xong gói phpMyAdmin, ta khởi động lại dịch vụ httpd

  • systemctl restart  httpd.service

Sau đó ta tiến hành dùng trình duyệt trên client để kiểm tra thì tháy rằng ta không thể truy cập vào phpMyAdmin. Mặc định chỉ có máy được cài đặt mới có thể truy cập được trang này.

Để cho phép một máy tính với địa chi IP nào có thể truy cập, ta thay đổi các dòng ta thay đổi các dòng địa chỉ trong file  vi /etc/httpd/conf.d/phpMyAdmin.conf từ  Require ip 127.0.0.1 sang địa chỉ cho phép.

Để cho phép tất truy cập từ khắp mọi nơi phpMyAdmin  bạn có thể chuyển các cụm Require ip 127.0.0.1 và thêm vào Require all granted

Sau khi thay đổi IP xong ta tiến hành khởi động lại dịch vụ và kiểm tra trên trình duyệt của máy được cấp phép thì thấy đã có thể truy cập được dịch vụ

  • systemctl restart  httpd.service

Để có thể truy cập từ bất kỳ địa chỉ IP nào, bạn cần chép file cấu hình phpMyAdmin.conf (tải tại đây) ghi đè lên file có sẵn trong thư mục /etc/httpd/conf.d/

Video hương dẩn:

Trong video, để kiểm tra việc hoạt động của web server chúng ta dùng WordPress, để WordPress có thể thực thi các cấu hình ban đầu, ta cần nâng quyền thư mục /var/www/html như hình:

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan