Trong bài trước, đã giới thiệu một số nguyên nhân khiến máy tính của bạn chạy chậm, trong bài này sẽ bổ sung thêm một vài yếu tố và các yếu tố đặc thù của laptop như bộ sạc, cấu tạo máy, bộ tản nhiệt…
Đầu tiên có thể kể đến nguyên nhân do quá trình cài đặt phần mềm của chúng ta, khi cài đặt phần mềm bao giờ cũng cho phép chúng ta tùy chọn cài cái gì (custom), việc không chọn mục này có thể khiến máy tính của bạn có thêm những phần mềm không cần thiết, điều này làm cho việc sử dụng tài nguyên không hiệu quả làm giảm hiệu suất của máy.
Các phần mềm cũng có thể được kích hoạt cài đặt bởi một gói riêng, không nằm trực tiếp trong gói cài đặt của phần mềm chính, mà nó được link tới một gói khác cài đặt.
Nếu trong trường hợp đã cài đặt các phần mềm này bạn có thể truy cập vào Control Panel -> Programs and Features để xem và tháo gỡ phần mềm không cần thiết ra.
Ổ đỉa chứa nhiều “rác”, trong quá trình máy tính chạy các chương trình, cũng như quá trình cài tháo gỡ các phần mềm sẽ phát sinh ra các file tạm, những file này cần phải thường xuyên quét và làm sạch nó đi.
Chống phân mãnh dữ liệu trên ổ đỉa, việc ổ cứng bị phân mãnh dữ liệu sẽ khiến cho quá trình truy xuất dữ liệu bị chậm đi, bạn có thể dùng chương trình có sẵn trong Windows hoặc có thể dùng phần mềm chống phân mãnh của một hãng khác (ở đây hình minh họa là Smart Defrag).
Trên đây là các nguyên nhân về phần mềm, về mặt laptop chúng ta còn có một số đặc thù riêng về phần cứng. Vì phải đảm bảo tính di động nên các linh kiện của laptop phải bị nhét trong một diện tích khá nhỏ. Với một số dòng máy cao cấp, người ta dùng khung hợp kim hoặc khung nhôm thì khà năng tản nhiệt của nó rất tốt. Nhưng các dòng máy giá rẻ thì vỏ của nó thường làm bằng nhựa, bên trong thường được phủ một lớp sơn dẩn nhiệt (nếu máy còn mới bạn sẽ thấy một lớp mày vàng bên trong thân máy), sau một thời gian sử dụng, lớp dẩn nhiệt này bị hỏng làm cho khả năng tản nhiệt giảm, khiến cho máy trở nên nóng và giảm hiệu năng.
Tản nhiệt của laptop bị đóng bụi bẩn và keo tản nhiệt bị khô cũng làm cho quá trình tản nhiệt trở nên kém và ảnh hưởng dến hiệu năng của máy, bạn phải thường xuyên kiệm tra vệ sinh tản nhiệt và tra keo giải nhiệt cho CPU và GPU. Việc này phải được làm một cách cẩn thận, vì vậy nếu cảm thấy mình không thể tự làm được, bạn nên đem đến các dịch vụ vệ sinh. Việc vệ sinh và thay keo tản nhiệt nên tiến hành định kỳ 3 đến 6 tháng hoặc nhiều nhất là 1 năm.
Bộ sạc (adapter) bị giảm công suất, do quá trình sử dụng lâu dài có thể làm cho linh kiện bên trong bộ sạc có thể bị lão hóa và làm cho bộ sạc giảm công suất, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính. Một số máy tính khi căm nguồn sạc không đủ công suất máy tính sẽ cảnh báo cho người dùng biết, nhưng nhiều dòng máy thì không cảnh báo việc này. Nếu khi cắm bộ sạc vào máy tính, mà thấy máy tính chạy chậm, điều đó có nghĩa là bạn nên thay bộ sạc đi.
Khi thay bộ sạc phải đảm bảo công suất tối thiểu được ghi trên bộ sạc cũ, hoặc cũng có thể tính công suất bằng cách lấy hiệu điện thế (tính bằng Volt ký hiệu là V) nhân với cường độ dòng điện (tính bằng Ampe ký hiệu là A) đầu ra. Trong hình mình họa là 19.5V x 3.34 A = 65.13 W (Watt) có thể xem là 65 W. Lưu ý, khi chọn bộ sạc phải chọn đúng hiệu điện thế (V) đầu ra, còn cường độ dòng (A) có thể lớn hơn của bộ sạc cũ.
Tốt nhất khi thay bộ sạc, bạn nên mua các bộ sạc chính hãng, ngoài thị trường có rất nhiều bộ sạc giá rẻ, bạn không nên chọn những loại này vì tuổi thọ nó không cao. Nếu không có điều kiện để mua bộ sạc chính hãng thì bạn có thể lựa chọn bộ sạc của Acbel, với bộ sạc này, đầu kết nối vào máy tính có thể tùy chọn theo từng dòng máy khác nhau.