Phân biệt các đời chip Intel Core i (Gen 1st đến Gen 8th)

Mỗi đời chip Intel lại có nhiều model khác nhau mà nếu không có những hiểu biết cơ bản, bạn sẽ rất khó để phân biệt chúng.Trong bài viết này sẽ phân loại các đời chip cũng như tên gọi và kí hiệu liên quan để các bạn dễ phân biệt và có quyết định đúng đắn khi lựa chọn CPU.

1. Nehalem (Thế hệ đầu)

Kiến trúc Nehalem trên Core i được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 45nm. Với Core i thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng – HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.

2. Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)

Kiến trúc Sandy Bridge sử dụng quy trình 32 nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nm và cùng nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.
Ngoài ra, năng lực mã hóa/giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.

3. Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)

Sử dụng quy trình sản xuất mới 22nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế và tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU.
Ivy Bridge tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và hỗ trợ nội dung 3D.

4. Haswell (Thế hệ thứ 4)

Thế hệ chip này được tập trung cho những sản phẩm Ultrabook hoặc laptop lai máy tính bảng. Haswell có chip quản lý nhiệt để giúp thiết bị mát mẻ hơn.
So với thế hệ thứ 2, Haswell tiết kiệm điện năng hơn đến 20 lần ở chế độ chờ, khả năng xử lý đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/Iris Pro dành cho dòng chip cao cấp.

5. Broad Well (Thế hệ thứ 5)

Broadwell chính là phiên bản thu nhỏ của Haswell, nói là phiên bản thu nhỏ nhưng đây không phải là kích thước vật lý của con chip mà là sự thu nhỏ của các bóng bán dẫn tạo nên bộ não CPU.
Intel Broadwell sử dụng bóng bán dẫn có kích thước 14 nm, gần bằng 1 nửa so với Haswell và chỉ bằng 1/5 so với thế hệ đầu tiên. Intel tự hào cho biết Broadwell hoạt động hiệu quả hơn Haswell 30%, có nghĩa nó tiêu thụ điện ít hơn 30% nhưng mang đến hiệu năng cao hơn khi ở cùng một tốc độ xung nhịp.

6. Skylake (Thế hệ thứ 6)

Thế hệ thứ 6 của Intel hiện đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay, CPU Skylake sử dụng socket LGA1151 mới, điều đó đồng nghĩa nếu muốn nâng cấp lên Skylake bạn sẽ cần sử dụng các bo mạch chủ hỗ trợ cho nó.

Tuy nhiên so với thế hệ thứ 4 thì đời chip thứ 6 của Intel không nhanh hơn quá nhiều, thế nên bạn sẽ cần cân nhắc nếu muốn nâng cấp. Còn nếu đang dùng Ivy Bridge thì đừng suy nghĩ nữa mà lên Skylake luôn là lựa chọn không tồi.

7. Kabylake và Cannonlake (Thế hệ thứ 7 và 8)

Vẫn sản xuất trên công nghệ 14nm như Broad Well và Skylake, thế nhưng dòng chip Kabylake đã được cải tiến đáng kể về mặt hiệu năng và khả năng tiệt kiệm điện.

Các CPU Kabylake tập trung rất nhiều vào khả năng xử lý đồ họa, nhất là với những video có độ phân giải 4K, VR…. So với Skylake, hiệu năng xử lý ứng dụng của Kabylake cao hơn 12%, khi lướt web là 19%.

Dù mới ra mắt Kabylake vào đầu năm 2017 này, thế nhưng Intel đã có kế hoạch cho ra mắt Canonlake với tiến trình 10nm, dự kiến sẽ có mặt vào nửa cuối năm 2017.

 

Cách phân biệt các dòng chip:

Tuy có khá nhiều thế hệ chip, và mỗi thế hệ lại có các model khác nhau, thế nhưng cách đặt tên của Intel lại rất khoa học và chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được từng sản phẩm.

Tên bộ xử lý = Intel Core + Tên dòng CPU và số thứ tự của hệ (trừ thế hệ 1 không có kí tự) + SKU + Ký tự đặc điểm sản phẩm.

Ví dụ: CPU Intel Core i5-6500 , ở đây chúng ta dễ dàng nhận ra nó là core i5, 6500 tượng trưng cho thế hệ số 6 (số 6 ở đầu).

Ngoài ra chúng ta cũng sẽ thấy một số dòng Chip có ký tự chữ cái cuối cùng:

  • Q (chip Q): Chip 4 lõi, cho hiệu năng cao cấp, thường được sử dụng trong các laptop chơi game hoặc sử dụng đồ họa nặng.
  • M (Chip M): Đây là CPU dành cho các Laptop thông thường có xung nhịp cao và mạnh mẽ, thường chỉ có 2 nhân 4 luồng (Hyper-Threading)
  • U (Chip U): Đây là CPU tiết kiệm năng lượng thường có xung nhịp (Tốc độ GHz) thấp, thường được sử dụng trên các sản phẩm chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng.

Để tham khảo thêm thông tin của các dòng CPU của Intel và cả AMD, bạn có thể xem tại đây.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan