Mạng Wifi – Phần 2: Access Point và các cổng thông dụng trên Access Point

Mạng Wifi ngày càng phổ biến từ quán cà phê, khách sạn, công ty… và cả trong gia đình, các thiết bị kết nối mạng thông qua wifi ngày càng được phát triển nhiều hơn như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, camera, các thiết bị có điều khiển thông qua wifi… Vì vậy, tùy theo mức độ sử dụng mà người ta có thể triển khai hệ thống wifi cho phù hợp.

Thiết bị phát sóng Access Point (AP):

Ngày nay, AP ngày càng có giá thành rẻ và hầu như ai cũng có thể mua và triển khai một mạng Wifi, nhà mạng cũng đã cung cấp các AP theo đường truyền miễn phí cho người dùng. Với giá thành từ khoản 250.000 đồng, chúng ta đã có một bộ kết nối phục vụ cho nhu cầu cơ bản như kết nối các smartphone, máy tính bảng, laptop… Nhưng không phải cứ có AP rồi thì chúng ta có thể muốn bao nhiêu kết nối vào AP cũng được, nó phụ thuộc vào các vấn đề sau:

  • Đặc tả kỹ thuật và giá thành sẽ quyết định là AP của chúng ta có thể chịu được bao nhiêu kết nối, thông thường những AP giá rẻ (phổ thông) thường chỉ có khả năng kết nối từ 20 đến 50 thiết bị, diện phủ sóng nhỏ, khả năng xuyên vật cảng nhỏ, những thiết bị có giá thành cao dùng cho doanh nghiệp thì khả năng kết nối thiết bị lớn hơn, diện phủ sóng tốt hơn và khả năng xuyên vật cảng tốt hơn. Vì vậy, khi chọn mua phả chú ý các thông số kỹ thuật của thiết bị.
  • Sử dụng càng nhiều các tính năng chứng thực, lọc người dùng, các dịch vụ trên AP thì khả năng chịu các kết nối càng giảm, bởi vì giao thức hoạt động trên mạng Wifi phức tạp hơn mạng Ethernet LAN, nên tài nguyên trên AP cũng sẽ bị hao đi rất nhiều.
  • AP có nhiều anten sẽ giúp cho AP hoạt động hiệu quả hơn, tăng khả năng phát nhận sóng trên AP, hiệu suất hoạt động của AP này tốt hơn. Vì đảm bảo tính thẩm mỹ, các anten của AP cũng có thể được thiết kế ẩn đi vào bên trong.
  • Càng đi xa AP thì tốc độ truyền càng giảm, không giống như cách nghĩ của mọi người là mạng khi dùng Wifi thì cứ nằm trong tầm phủ sóng thì tốc độ như nhau, tốc độ của nó sẽ ảnh hưởng bởi khoảng cách từ AP đến thiết bị đầu cuối, cũng như vật cảng giữa AP và các thiết bị đầu cuối.
  • Tốc độ và khả năng truyền Wifi cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng truyền nhận của thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy tính bảng, laptop…), tùy vào cấu tạo của anten và loại card trên thiết bị đó.

Các loại cổng cơ bản trên AP:

Nếu người dùng chỉ muốn chia sẽ internet thông qua Wifi thì có thể mua loại AP có 1 cổng RJ45 (Ethernet), với loại này, chúng ta có thể dùng cáp mạng (UTP) để đấu nối với thiết modem (router) ADSL để chia sẽ internet cho các thiết bị đầu cuối. Hoặc loại này cũng có thể dùng cho các mạng cáp quang (kết nối vào bộ phận chuyển từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện), nhưng để làm được điều này thiết bị phải hổ trợ các giao thức PPoA, PPoE.

Nếu bạn dùng mạng ADSL sử dụng gói có cung cấp thiết bị phát Wifi của nhà cung cấp dịch vụ, thông thường nhà cung cấp sẽ bàn giao cho bạn loại AP có cổng một cổng RJ11, cổng này cho phép kết nối với nhà cung cấp dịch vụ internet thông qua cáp như điện thoại (hay người dùng cũng quen gọi là cáp đồng) thông qua giao thức PPoA, PPoE. Các cổng còn lại là cổng Ethenet, các cổng này được dùng như các cổng của một cái Switch.

Loại AP tiếp theo chúng ta có thể thấy đó là có một cổng RJ45 (internet/WAN) cổng này thường được dùng để kết nối với modem (router) ADSL để chia sẽ internet, hoặc cổng này dùng để đấu nối với thiết bị chuyển chính hiệu quang sang tín hiệu điện trên dịch vụ cap quang và AP có hổ trợ các giao thức PPoA, PPoE. Các cổng ethernet còn lại được dùng như switch.

Đối với các AP có thêm cổng LAN, bạn có thể chia sẽ internet thông qua cổng LAN của AP. Với phương pháp này, bạn phải thay đổi địa chỉ IP LAN của AP về chung lớp với địa chỉ IP nguồn internet chia sẽ đến AP thông qua cap UTP.

Ngoài ra, có một loại AP có tên là PoE Access Points, loại AP này sử dụng một công nghệ Power over Ethernet, với công nghệ này thì nguồn của AP sẽ được cung cấp chung với cáp tín hiệu. Nhưng để sử dụng loại AP này thì bạn phải trang bị một loại swicth có hổ trợ công nghệ Power over Ethernet (PoE Switches) để đấu nối với AP. Công nghệ này thường được dùng để lắp đặt các AP tại những vị trí mà ở đó khó cấp nguồn điện thông thường (thông qua Adaptor) cho AP.

Cách đấu nối AP thông dụng:

Chia sẽ internet từ ISP modem (router) ADSL hoặc kết nối từ switch nguồn internet, thông thường chúng ra sẽ cắm cáp từ modem sang AP thông qua cổng internet/WAN. Lúc này AP hoạt động như một thiết bị định tuyến, lớp mạng của wifi và LAN của AP khác lớp với lớp mạng của ISP modem đến cổng internet/WAN.

Trong trường hợp AP thứ nhất (Primary) của bạn bị quá tải, bạn muốn mở rộng hệ thống mà vẫn muốn dùng chung lớp mạng với AP thứ nhất, bạn có thể đấu nối từ cổng LAN của AP thứ nhất qua cổng LAN của AP thứ 2 (Secondary). Lúc này bạn chỉnh IP LAN của AP thứ 2 về chung lớp với LAN của AP thứ nhất. Bạn có thề dùng phương pháp này để mở rộng lên cho các AP thứ 3, AP thứ 4…

Ngoài ra, khi bạn muốn mở rộng mạng nhiều AP để tăng vùng phủ sóng và tăng tải cho hệ thống wifi mà vẫn dùng chung 1 SSID và Key đăng nhập, bạn có thể dùng đến một kỹ thuật gọi là WDS (Wireless Distribution System).

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan