Tổng quan phần mềm giả lập Cisco Packet Tracer

Cisco Packet Tracer là phần mềm giả lập hệ thống mạng của Cisco, khác với phần mềm GNS3, phần mềm này không giao tiếp với các phần mềm giả lập máy ảo khác như VMware hay Virtualbox… nhưng ưu điểm là nhẹ hao tổn ít tài nguyên trên máy tính được cài đặt và mô phỏng đúng với các yêu cầu về các thiết lập hệ thống, cách nối dây… đáp ứng đúng theo lý thuyết mạng của Cisco. Người dùng có thể tải phần mềm tại trang Cisco hoặc nó sẽ được kèm theo các gói training của Cisco, hoặc bạn có thể tải tại link này. Việc cài đặt và sử dụng phần mềm hết sức dể dàng, người dùng sẽ không phải import IOS cho router như trên GNS3.

  • (1) Menu bar: chứa toàn bộ các menu lệnh của phần mềm
  • (2) Main toolbar: chứa các lệnh chính thông dụng mà chúng ta hay dùng, như tạo mới (New), mở một mô hình đã lưu (Open), lưu (Save), các lệnh Undo và Redo, phóng lớn thu nhỏ mô hình.
  • (3) Common tools bar: Chứa các công cụ mà chúng ta thường dùng, như (chọn) select,( ghi chú) place note,(xóa) delete…
  • (4) Chứa các nhóm thiết bị, như nhóm router, nhóm switch, nhóm PC, server, cáp kết nối…
  • (5) Chi tiết thiết bị khi chọn vào các nhóm.
  • (6) Vùng làm việc chính, vùng này dùng để thiết lập các mô hình, liên kết các thiết bị. Thông thường, khi sử dụng phấn mềm này ở vùng làm việc chính chúng ta sẽ chọn chế độ Logical và Realtime.

Mặc định ban đầu, phần mềm không hiển thị tên các cổng kết nối của thiết bị, chúng ta có thể tiến hành bật tính năng này lên bằng cách vào menu Options -> References... trong tab Interface chọn vào ô Always Show Port Labels. Việc này sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy các port đã được dùng trên thiết bị và cấu hình chính xác.

Trong quá trình làm việc, nếu bạn cảm thấy rằng Font chữ trong phần mềm quá nhỏ hoặc không thân thiện, bạn có thể điều chỉnh nó bằng cách vào menu Options -> References… chọn tab Font. Ở tab này, phần mềm cho phép người dùng có thể đổi Font chữ, cũng như kích cỡ chữ theo cách mà người sử dụng muốn.

Đối với các hầu hết các thiết bị mạng như router, switch, Access Point, ASA… phần mềm hổ trợ 3 tính năng cấu hình thiết bị là thay đổi thành phần phần cứng (Physical), thiết lập một số cấu hình bằng đồ họa (Config), chế độ dòng lệnh (CLI). Để có thể cấu hình thiết bị, người dùng có thể click vào thiết bị muốn cấu hình để cửa sổ cấu hình thiết bị bật lên.

Ở tab Physical, cho phép người dùng thay đổi các thành phần phần cứng của thiết bị, thông qua các slot để gắn các module:

  • (1) Các loại module có thể được dùng.
  • (2) Các khe cắm (slot) gắn và tùy biến các module mở rộng, nếu slot đang được dùng, bạn phải rút module ra bằng cách kéo thả module hiện có bỏ qua khu vực MODULES, và kéo thả module mình cần từ MODULES qua slot cần thay đổi.
  • (3) Nút bật/tắt thiết bị, để có thể gắn được các module thông thường người dùng phải tắt thiết bị trước khi tiến hành nếu thiết bị và module không hổ trợ cắm rút nóng.
  • (4) Phần chú thích cho các module, khi bạn click chuột vào các module trong MODULES, mọi thông tin sẽ được hiển thị tại đây.

Ở tab Config, người dùng có thể thực hiện một số cấu hình bơ bản bằng giao diện đồ họa, phần mềm sẽ tự động chuyển các thiết lập này thành lệnh trên thiết bị.

Ở tab CLI, đây là giao diện cấu hình bằng dòng lệnh của thiết bị, nó giống như là việc người dùng cắm dây console từ cổng console của thiết bị đến máy tính để thiết lập các lệnh cấu hình thiết bị.

Như đã nói ở trên, phần mềm này chỉ có thể liên kết với các thiết bị của chính nó mà không thể liên kết với các phần mềm giả lập máy ảo khác. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu của việc tạo ra một mô hình hoàn chỉnh thì phần mềm cũng hổ trợ các thiết bị đầu cuối của hệ thống mạng như các Server, PC, Laptop, thiết bị VoIP, máy in… Để có thể tùy chỉnh và sử dụng các tính năng của các thiết bị đầu cuối này, người dùng cũng chỉ cần click vào thiết bị, của sổ cấu hình cũng như sử dụng ứng dụng sẽ được mở lên.

Một số dịch vụ trên server mà phần mềm hổ trợ:

  • (1) Các dịch vụ có thể triển khai
  • (2) Bật tắt dịch vụ
  • (3) Vùng tùy chỉnh dịch vụ, tùy theo dịch vụ mà người dùng phải chỉnh lại các thông số để triển khai một cách chính xác.

Các ứng dụng được hổ trợ trên PC, laptop cũng như Server, các ứng dụng rất cơ bản.

Với việc sử dụng các Server, Laptop, PC… như thế này chỉ là cơ bản và sẽ không được như trên các phần mềm như VMware hay Virtualbox… Nhưng vì đây đây là phần mềm chủ yếu đáp ứng nhu cầu cấu hình hạ tầng Cisco, nên việc hổ trợ các tính năng như thế này cũng có thể gọi là tạm ổn. Cũng giống như các thiết bị mạng (router, switch…), người dùng hoàn toàn có thể tùy biến phần cứng trong tab Physical và cấu hình một số thông tin trong tab Config.

Link tải đã cập nhật Cisco Packet Tracer 7, khi cài đặt và khởi động ứng dụng có thể sẽ yêu cầu login, bạn nhấn nút guest login phía dưới bên phải màn hình, phần mềm sẽ link đến trang đăng ký, và bạn có thể đăng ký một tài khoản của www.netacad.com để login vào phần mềm. Nếu bạn không đăng ký thì có thể nhấn nút confirm guest để tiếp tục sử dụng.

Trên Cisco Packet Tracer 7 ngoài cập nhật các thiết bị mạng, trên phần mềm còn có các thiết bị thông minh IoT hay Cisco gọi là Internet of Everything.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan