Cấu hình VLAN Trunking Protocol

Trong các bài trước, chúng ta đã có các khái niệm về VLANVLAN Trunking Protocolcấu hình VLAN trên switch. Trong bài này chúng ta sẽ tiến hành cấu hình VLAN Trunking Protocol.

Trong bài nay, chúng ta sử dụng lại mô hình trong bài “Tìm hiểu về Cisco VTP – VLAN Trunking Protocol“, bạn có thể tải mô hình trong bài để thực hiện cấu hình.

Trên Switch SWF2 bạn tiến hành chia VLAN:

  • SWF2(config)#vlan 10
  • SWF2(config-vlan)#name Tech
  • SWF2(config-vlan)#exit
  • SWF2(config)#vlan 20
  • SWF2(config-vlan)#name Admin

Tiếp theo, cũng trên SWF2, bạn tiến hành cấu hình các thông tin VTP và sử dụng mode server cho SWF2:

  • SWF2(config)#vtp mode server
  • SWF2(config)#vtp domain hoanghiepktv
  • SWF2(config)#vtp password 123456789
  • SWF2(config)#vtp version 2

Trên các switch, bạn tiến hành cấu hình các port cho đường trunking kết nối giữa các switch và router. Đây là việc quan trọng vì các thông tin VLAN và VTP sẽ được động bộ qua các đừng trunking này.

  • SWF2(config)#interface f0/24
  • SWF2(config-if)#switchport mode trunk

Trên các switch còn lại, bạn tiến hành cấu hình các thông tin VTP ở mode client:

  • SWF1(config)#vtp mode client
  • SWF1(config)#vtp domain hoanghiepktv
  • SWF1(config)#vtp password 123456789

Trên các switch, bạn tiến hành cấu hình các port cho các VLAN theo kế hoạch:

  • SWF2(config)#interface range f0/1-10
  • SWF2(config-if-range)#switchport mode access
  • SWF2(config-if-range)#switchport access vlan 20

Sau cùng, bạn tiến hành cấu hình cho router R1 để định tuyến cho các VLAN.

Lưu ý: Trên Packet Tracer bạn, bạn không thể sử dụng lệnh vtp pruning. Để có thể sử dụng lệnh này, bạn có thể giả lập mô hình trên GNS3.

Bạn có thể tải code mẫu cấu hình VTP cho mô hình tại đây.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan