Ứng dụng RDweb (RemoteApp) xây dựng môi trường làm việc từ xa

Trong bài trước, chúng ta đã làm quen với việc cài đặt RDS Server  và publish các ứng dụng RemoteApp lên RDweb. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về tính ứng dụng của dịch vụ này để tạo một môi trường để người dùng có thể kết nối và làm việc từ xa. Bài này viết này không có tính kỹ thuật nhiều, chỉ là bàn về khả năng ứng dụng dịch vụ.

Như chúng ta đã biết, RDweb cho phép chúng ta triển khai các ứng dụng và cho phép người dùng sử dụng chung các ứng dụng này trên cùng một máy tính (server). Nếu số lượng người dùng quá nhiều, bạn sẽ cần triển khai những server có cấu hình khủng để đáp ứng nhu cầu.

Trên thực tế, những người dùng khac nhau có nhu cầu khác nhau, họ sẽ cần cài đặt các phần mềm khác nhau, đòi hỏi cấu hình phần cứng cũng khác nhau. Những người dùng họ cũng cần có quyền riêng tư với dữ liệu của mình, chính vì vậy họ sẽ cần sử dụng máy tính riêng của mình. Để triển khai làm việc từ xa, bạn sẽ cần đáp ứng được nhu cầu của từng cá nhân. Trong hệ thống mạng công ty các cá nhân sẽ được cấp phát máy tính để làm việc, và khi làm việc từ xa, họ có nhu cầu làm truy cập vào máy tính của mình.

Lúc này, trên RDWeb, bạn chỉ cần publish ra phần mềm Remote Desktop Connection cho phép người dùng sử dụng nó để remote remote desktop vào máy mình. Phía User PCs, cần mở dịch vụ  Remote Desktop.

Ưu điểm của giải pháp này giúp bạn tiết kiệm được chi phí về mặt đầu tư phần cứng và phần mềm, nhưng nó cũng có yếu điểm của nó, đó là máy tính của user có thể bị tắt. Khi các User PCs bị tắt vì một lý do gì đó (cúp điện, lỡ tay shutdown) thì họ hoàn toàn không thể sử dụng máy tính của họ ở công ty để làm việc. May mắn thay, đối với các dòng máy tính mới ngày nay, nó có thể được tích hợp tính năng khởi động máy qua mạng LAN hay còn gọi là Wake-Up-On-LAN, bạn có thể enable tính năng này để IT hoặc người dùng có thể mở máy tính từ xa qua mạng.

Tùy dòng máy mà Wake-Up-On-LAN có thể có tên gọi khác nhau và cách enable lên khác nhau, bạn có thể tham khảo qua các hướng dẫn sử dụng của từng dòng.

Theo mô hình này, chúng ta chỉ cần publish 2 phần mềm và Remote Desktop Connection và Wake-On-LAN:

Lúc này, bạn chỉ cần cung cấp cho người dùng các thông tin:

  • Thông tin kết nối từ xa VPN (nếu bạn triển khai)
  • Thông tin truy cập RDweb
  • Thông tin máy tính của người dùng: Hostname, IP và MAC.

Với những thông tin trên, người dùng đã dễ dàng kết nối đến PC của mình tại công ty và làm việc và họ có thể tắt mở máy như đang ở công ty. Đối với trường hợp không có PC tại công ty thì sao, bạn hoàn toàn có thể cung cấp cho user các máy ảo (VM), triển khai dich vụ VDI (Virtual Desktop Infrastructure) hoặc các máy dùng chung.

Trên đây là giải pháp đơn gian để giúp bạn có thể triển khai một môi trường làm việc từ xa, tận dụng những thứ có sẵn để cắt giảm chi phí nhưng không kém hiệu quả. Bạn cũng cần lưu y đến các phần liên quan đến bảo mật cho hệ thống khi tạo môi trường làm việc từ xa.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan