Điện toán đám mây và các khái niệm điện toán đám mây – Cloud Computing

Điện toán đám mây tiếng Anh là Cloud Computing hay thường được gọi tắt là “Cloud“. Điện toán đám may là mô hình cung cấp các dịch vụ điện toán (server, phần mềm, cơ sở dữ liệu,  lưu trữ…) thông qua mạng internet, bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mâyCloud Service Provider (CSP). Với điện toán đám mây, giờ đây bạn có thể triển khai các dịch vụ cộng nghệ thông tin mà không cần phải triển khai một hệ thống hạ tầng và server riêng.

  • Private Cloud (Đám mây riêng): Là mô hình dịch vụ điện toán đám mây được triển khai riêng cho một tổ chức.Hạ tầng được sở hữu và quản lý bởi tổ chức hoặc nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Cung cấp mức độ bảo mật và kiểm soát dữ liệu cao hơn.
  • Public Cloud (Đám mây công cộng): Là mô hình dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba thông qua internet.Hạ tầng được sở hữu và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ theo nhu cầu, trả phí theo mức sử dụng.
  • Hybrid Cloud (Đám mây lai): Là mô hình kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Cung cấp sự cân bằng giữa chi phí, bảo mật, khả năng mở rộng và tùy chỉnh.

Tại thời điểm hiện tại khi viết bài viết này, khái niệm về điện toán đám mây không còn xa lạ và việc tiếp cận cũng dễ dàng với người dùng. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận thông qua các nhà cung cấp điện toán đám mây – Cloud Service Provider (CSP), cung cấp dịch vụ cho tất cả các khách hàng trên toàn cầu như: Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure,  Google Cloud Platform (GCP), IBM Cloud, Alibaba Cloud… Ngoài ra, tại các quốc gia như Việt Nam sẽ có những CSP riêng, chuyên phục vụ cho thị trường của quốc gia. Các nhà cung cấp này cũng chủ yếu là các công ty cung cấp dịch vụ internet (ISP) như: VNPT, Vettel, FPT, CMC Telecom, VNG Cloud… Các dịch vụ điện toàn đám mây được được cung cấp bởi các CSP được phân chia thành các nhóm:

  • Infrastructure as a Service (IaaS): Cung cấp tài nguyên máy tính cơ bản như máy ảo, mạng, lưu trữ. Chúng ta có thể có vài ví dụ như Azure Virtual Machines, Amazon Elastic Compute Cloud (EC2), Google Compute Engine…
  • Platform as a Service (PaaS): Cung cấp nền tảng để phát triển và triển khai ứng dụng. Chúng ta có thể có một vài ví dụ: Azure App Service, Google App Engine, AWS Elastic Beanstalk
  • Software as a Service (SaaS): Cung cấp các ứng dụng phần mềm sẵn sàng sử dụng. Bạn có thể thấy một số ứng dụng phổ biến như: Office 365, Outlook Mail, Gmail, Google Suite, Google Drive, OneDrive, Dropbox… Người dùng sẽ sử dụng phần mềm trực tiếp

Các dich vụ điện toán đám mây, có thề được phân chia theo các định nghĩa trên hoặc theo định nghĩa của nhà cung cấp dịch hoặc tùy thuộc vào cách sử dụng của người dùng. Chúng ta có vài ví dụ:

Power Platform: Là một nền tảng phát triển low-code/no-code giúp các doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng kinh doanh tùy chỉnh. Bao gồm các công cụ như Power Apps, Power Automate, Power BI và Power Virtual Agents.

  • Về mặt tính chất:
    • PaaS: Power Platform là một PaaS vì nó cung cấp một nền tảng cho các nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng.
    • SaaS: Một số thành phần của Power Platform, như Power BI, cũng có thể được coi là SaaS vì chúng cung cấp các ứng dụng sẵn sàng sử dụng.

Dynamics 365: Là bộ ứng dụng kinh doanh được cung cấp trên nền tảng điện toán đám mây. Bao gồm các ứng dụng cho CRM, ERP, tài chính, chuỗi cung ứng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, v.v. Có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.

  • Về mặt tính chất:
    • SaaS: Dynamics 365 là một dịch vụ SaaS vì nó được cung cấp qua internet và người dùng chỉ cần trả tiền cho những gì họ sử dụng.
    • PaaS: Dynamics 365 cũng có thể được coi là PaaS vì nó cung cấp một nền tảng cho các nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh.

Dưới đây là mô hình so sánh  về các loại dịch vụ điện toán đám mây  IaaS, PaaS, SaaS và On-premises(*)

  • User managed: Tất cả các thành phần của dịch vụ mà người dùng, người triển khai có thể được quản lý.
  • Provider managed: Tất cả các thành phần của dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ quản lý.

(*) On-premises (hay còn gọi là on-prem) là mô hình triển khai phần mềm, ứng dụng hoặc dịch vụ được cài đặt và vận hành trên cơ sở hạ tầng tại chỗ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, thay vì được triển khai trên đám mây hoặc bên ngoài tổ chức.

Với việc triển khai dịch vụ trên nền tản của dịch vụ điện toán đám mây sẽ giúp cho hệ thống của doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí: chúng ta sẽ không cần phải triển khai các dịch vụ cho người dùng mà không cần phải đầu tư các hệ thống server, hạ tầng mạng cho server,mua sắm và nâng cấp phần cứng, có thể cắt giảm các vấn đề phát sinh về license (bản quyền phần mềm),  có thể giảm nguồn nhân lực cho việc quản trị hệ thống.
  • Tăng khả năng mở rộng: Khi dùng điện toán đám mây, bạn có thể dễ dàng nâng cấp, mở rộng với các gói dịch vụ phù hợp của các dịch vụ.
  • Tính linh hoạt: Chúng ta có thể nhanh chóng triển khai cái dịch vụ, nâng cấp, thay đổi gói dịch vụ theo nhu cầu sử dụng thực tế.
  • Độ tin cậy: Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ trên các cơ sở hạ tầng tiên tiến, điều này giúp giảm thời gian chết (downtime) và giảm thất thoát dữ liệu.
  • Tính bảo mật: Hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp ra thị trường đều phải tuân thủ các quy trình bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia mà nó được triển khai. Bao gồm cả chứng thực người dùng, mã hóa dữ liệu, an ninh và bảo mật thông tin của trung tâm dữ liệu.

Tuy nhiện, điện toán đám mây cũng có các nhược điểm của nó:

  •  Vấn đề về chi phí: Nếu bạn không theo dõi chặt  chẽ việc sử dụng dịch vụ, có thể bạn sẽ đối mặt với những khoản chi phí mà mình không thể kiểm soát. Nên khi bắt đầu triển khai dịch vụ, bạn nên tìm hiểu kỹ càng về vấn đề chi phí, các dịch vụ đi kèm của dịch vụ chính bạn sự dụng và chi tiết cách tính phí của dịch vụ.
  • Khả năng kiểm soát: Khi sử dụng điện toán đám mây, bạn có thể không kiểm soát một số vấn đề về cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Điều này cũng cũng có thể gây ra rủi ro, chẵng hạn như nhà cung cấp tự thay đổi các điền khoản, thay đổi tính năng của dịch vụ hoặc ngừng cung cấp dịch vụ.
  • Khắc phục các sự cố có thệ khó khăn hơn: Do dịch vụ được cung cấp nới các CSP, nên khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra với cơ sở hạ tầng và phần mềm, có thể bạn phải chờ nhà cung câp dịch vụ giải quyết.
  • Vấn đề về bảo mật: Việc sử dụng điện toán đám mây cũng có thể phát sinh các lỗi bảo mật từ phía người dùng, do bất cẩn hoặc là do không tuân thủ tốt các chính sách bảo mật. Việc này có thể dẫn đến hệ thống bị tấn công, thất thoát dữ liệu. Nguy hiểm hơn nếu rủi ro bảo mật là do người quản trị hệ thống, có thể làm mất hoàn toàn quyền kiểm soát hệ thống.

Lưu ý về quy định của pháp luật khi triển khai hạ tầng: Việc triển khai dịch vụ điện toán đám mây còn phụ thuộc vào chính sách của pháp luật của các quốc gia. Một số ngành nghề, dịch vụ sẽ buộc phải lưu trữ dữ liệu người dùng trên các cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, lưu trữ dữ liệu trong chính quốc gia mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc có người dùng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp và được giám sát bởi các cơ quan chức năng của quốc gia đó.

Trên đây là các thông tin cơ bản về dịch vụ điện toán đám mây. Điện toán đám mây là một công nghệ quan trọng trong thời đại số, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phù hợp là yếu tố quan trọng để thành công.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan