Microsoft Azure, hay cách gọi đơn giản và thân thiện là Azure, là dịch vụ điện toán đám mây có thể nói là nổi tiếng và là một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Microsft Azure cung cấp gần như đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Trong bài này chúng ta đi tìm hiểu một số khái niệm mà bạn sẽ quan tâm khi bắt đầu sử dụng Microsoft Azure.
Để bắt đầu tìm hiểu, chúng ta sẽ đi từ mô hình quản lý hoá đơn của Azure (Azure Billing) để nắm bắt các thông tin cơ bản nhất:
- Azure AD Tenant: Khi bạn đăng ký và khởi tạo dịch vụ Azure Tenant thì bạn đồng thời cũng sẽ được tạo một Azure AD. Đối với phần Azure AD chúng ta sẽ tìm hiểu trong các bài viết sau. Về Azure Tenant, thì chúng ta sẽ có những dạng sau:
- Azure Commercial Tenant:
- Đây là loại tenant phổ biến nhất, dành cho các doanh nghiệp và tổ chức sử dụng dịch vụ Azure thông thường. Tenant này bao gồm tất cả các dịch vụ Azure và được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn của Azure trên toàn thế giới. Đa phần các khách hàng trên toàn cầu của Azure sẽ sử dụng loại Tenant này.
- Azure Government Tenant:
- Dành riêng cho các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và các nhà thầu của chính phủ. Azure Government Tenant được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu độc lập và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật và tuân thủ của chính phủ Hoa Kỳ. Tenant này cung cấp các dịch vụ Azure tương tự như trong Azure Commercial nhưng với các biện pháp bảo mật và tuân thủ nghiêm ngặt hơn.
- Azure China Tenant:
- Dành cho các tổ chức hoạt động tại Trung Quốc. Azure China Tenant được vận hành bởi một đối tác địa phương (21Vianet) và tuân thủ các quy định của chính phủ Trung Quốc. Dịch vụ Azure trong Azure China Tenant có thể khác biệt so với các khu vực khác do các yêu cầu pháp lý và quy định địa phương.
- Azure Germany Tenant:
- Được thiết kế để tuân thủ các quy định bảo mật và riêng tư của Đức, và được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu tại Đức. Tenant này được vận hành bởi một đối tác địa phương (Deutsche Telekom). Azure Germany Tenant cung cấp các dịch vụ Azure với các biện pháp bảo mật và tuân thủ đặc biệt theo các quy định của Đức.
- Azure Commercial Tenant:
- Managerment Groups: Là các nhóm quản lý cho phép tổ chức và quản lý nhiều Azure subscriptions theo cấu trúc phân cấp. Các chính sách và quyền có thể được áp dụng cho các nhóm này để kiểm soát và quản lý tài nguyên trên nhiều subscriptions. Managerment Groups cho phép:
- Tổ chức cấu trúc quản lý
- Áp dụng các chính sách và quản lý truy cập
- Quản lý chi phí và tài nguyên.
- Tích hợp các công cụ quản lý
- Subscriptions: là các đơn vị quản lý và thanh toán cho các dịch vụ và tài nguyên Azure. Mỗi subscription có một ID duy nhất và có thể chứa nhiều tài nguyên. Các chi phí sử dụng dịch vụ được tính toán dựa trên các subscription. Dưới đây là các cách thông thường mà các subscription được phân phối đến người dùng:
- Free Trial Subscription:
- Đây là dạng mà Microsoft Azure cung cấp cho người mới tạo tài khoản và muốn sử dụng thử và trải nghiệm các dịch vụ. Thông thường bạn sẽ được cung cấp một tài khoản với 200$ trong 30 ngày và 12 tháng sử dụng cho các dịch vụ miễn phí, các dịch vụ miễn phí này tuỳ thời điểm. Sau khi hết tiền trong tài khoản hoặc là hết thời gian sử dụng thì hình thức này sẽ đóng lại và bạn sẽ bắt đầu chuyển qua sử dụng dịch vụ có trả tiền nếu vẫn muốn tiếp tục sử dụng.
- Để đăng ký sử dụng, bạn chỉ cần có một tài khoản tài khoản Microsoft mới và một thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Mastercard) thì có thể đăng ký được.
- Pay-As-You-Go (PAYG) Subscription:
- Đây là hình thức thanh toán theo nhu cấu sử dụng, bạn dùng đến đâu thì sẽ được tính phí và thanh toán đến đó. Cách thanh toán này phù hợp với người dùng cá nhân. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ và tính phí một cách linh hoạt cũng có thể lựa chọn cách sử dụng này.
- Thông thường, sau khi kết thúc Free Trial, Azure sẽ gợi ý bạn dùng PAYG.
- Enterprise Agreement (EA) Subscription:
- Là loại kế hoạch cung cấp cho các doanh nghiệp và tổ chức lớn, có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều. Khi sử dụng kiểu này, người sử dụng dịch vụ có thể đàm phán và có những ưu đãi tốt hơn khi sử dụng dịch vụ Azure.
- Microsoft Customer Agreement (MCA) Subscription:
- Là loại kế hoạch như EA, nhưng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp lớn. MCA là một hợp đồng mới nhất từ Microsoft, được thiết kế để thay thế các hợp đồng trước đây như MPSA (Microsoft Products and Services Agreement).
- MCA cũng là loại hợp đồng trực tiếp của doanh nghiệp và Microsoft.
- Cloud Solution Provider (CSP) Subscription:
- Là một một hình thức sử dụng dịch vụ được cung cấp và quản lý thông qua các đối tác là nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây của Microsoft – Cloud Solution Provider (CSP). Với hình này bạn sẽ thanh toán các hoá đơn thông qua các CSP thay vì thanh toán trực tiếp cho Microsoft. Việc thanh toán hoá đơn sẽ được thoả thuận với các CSP.
- Với hình thức này, các CSP có thể là người cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật khi bạn gặp vấn đề trong quá trình sử dụng dịch vụ. Tư vấn và cung cấp các giải pháp bảo mật… quản lý các resource một cách hợp lý.
- Azure in Open Licensing:
- Là loại kế hoạch được cung cấp thông qua các đối tác cấp phép (Licensing Partner) của Microsoft. Loại hình này phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng có thể dùng cho doanh nghiệp lớn.
- Đây lài loại hình thanh toán và mua sắm bằng credit Azure, nói một cách dễ hiểu là bạn mua gói trả trước, khi bạn bắt đầu dùng thì tài khoản này sẽ bị trừ dần trong credit.
- Free Trial Subscription:
- Resource Groups: là các container logic cho việc quản lý và tổ chức các tài nguyên Azure. Mỗi resource group có thể chứa nhiều tài nguyên liên quan và cho phép quản lý chúng như một đơn vị duy nhất.
- Resouces: là các dịch vụ và tài nguyên cụ thể trong Azure như máy ảo, cơ sở dữ liệu, dịch vụ lưu trữ, mạng ảo, v.v. Mỗi tài nguyên được triển khai trong một resource group và thuộc một subscription.
Vấn đề tiếp theo bạn có thể muốn quan tâm là các dịch vụ của Microsoft Azure được triển khai ở các khu vực nào và các datacenter ở đâu:
Theo thông tin của Microsoft thì tại thời điểm bài viết này được viết thì Azure có ở hơn 60 Regions và hơn 300 Datacenter trên toàn cấu, được kết nối với nhau thông qua hạn tầng cáp quang và vệ tinh. Bạn có thể tham khảo tại đây.
Một khái niệm nữa mà bạn cần quan tâm đó là Azure availability zones, cung cấp thông tin về tính khả dụng và độ tin cậy của các dịch vụ Azure trên toàn cầu. Trong các Azure Regions, nó có thể được phân chia thành các Azure availability zones. Một Azure availability zone là tập hợp các nhóm datacenter riêng biệt trong cùng một region. Những Availability Zones được liên kết với nhau bởi các bạng tốc độ cao và có độ trể thấp. Những Availability Zones có cơ sở hạ tầng mạng, làm mát và nguồn điện độc lập. Chúng dược thiết kế sao cho nếu một khu vực bị sự cố thì các khu vực còn lại có thể đảm bảo các dịch vụ được triển khai vẫn đáp ứng được việc sử dụng.
Các Region sau có hỗ trợ availability zones, các khu vực này có thể sẽ được Microsoft mở rộng trong tương lai:
Trên đây là một số khái niệm mà có thể bạn sẽ cần nắm khi mới bắt đầu với Microsoft Azure.