Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː) là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Tên của nó bắt nguồn từ “ubuntu” trong tiếng Zulu, có nghĩa là “tình người”, mô tả triết lí ubuntu: “Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh,” một khía cạnh tích cực của cộng đồng. Mục đích của Ubuntu bao gồm việc cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng bình thường, và tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu đã được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007.
Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng việc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển.
Canonical ủng hộ và cung cấp hỗ trợ cho bốn bản phân phối dựa trên Ubuntu khác: Kubuntu và Xubuntu, vốn sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà; và Ubuntu JeOS (phát âm “ju:s”), một phiên bản khác của Ubuntu, thiết kế cho các máy ảo.
Ubuntu ngày càng dể sữ dụng hơn, và đã được cài đặt ngày càng nhiều trên các máy tính được bán ra của các nhà cung cấp lớp như DELL, Lenovo, Acer… Nhưng ở Việt Nam tình trạng sữ dụng Windows không bản quyền nhiều và rất dể dàng, nên người dùng không máy mặn mà với Ubuntu. Bạn thử cài đặt vào máy và trải nghiệm hệ điều hành này, bạn cũng sẽ thấy nó rất tuyệt vời.
Ubuntu hiện tại đã chú trọng đến giao diện đồ họa hơn, với các tùy chọn về giao diện và những tùy biến rất đẹp. Bạn cũng có thể cài đặt ứng dụng một cách dễ dàng do Ubuntu có một store khá nhiều ứng dụng. Bạn cũng có thể tải các ứng dụng từ nơi khác chưa có trên Store để cài đặt vào máy.
Ubuntu có những ứng dụng cài sẵn như Office, media, các ứng dụng cho internet… cũng rất tuyệt vời và tương thích với những hệ thống tập tin ứng dụng của Microsoft. Về cách sử dụng cũng dễ dàng như sử dụng các ứng dụng của windows.
Ubuntu hỗ trợ nhiều loại phần cứng hơn trước, khi bạn cài vào máy tính cũng ít phải để ý đến driver của máy, khả năng tương thích ngày càng lớn với các thề hệ phần cứng.
Ubuntu có thể được cài đặt độc lập, cài đặt song song với Windows, hoặc cài đặt và gỡ như một ứng dụng trên windows bằng Wubi, đây là sự khác biệt so với những hệ điều hành nguồn mở Linux khác. Nó sẽ cho phép bạn có thể trải nghiệm mà không cần phải cài đặt quá phức tạp. Ubuntu còn tương thích tốt với các hệ thống tập tin của Microsoft như FAT, FAT32 và cả NTFS.
Tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn từng cách cài đặt Ububtu, những ứng dụng trên Ubuntu cũng như cách sữ dụng chúng.
Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː) là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Tên của nó bắt nguồn từ “ubuntu” trong tiếng Zulu, có nghĩa là “tình người”, mô tả triết lí ubuntu: “Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh,” một khía cạnh tích cực của cộng đồng. Mục đích của Ubuntu bao gồm việc cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng bình thường, và tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu đã được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007.[4]
Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng việc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển.
Canonical ủng hộ và cung cấp hỗ trợ cho bốn bản phân phối dựa trên Ubuntu khác: Kubuntu và Xubuntu, vốn sử dụng KDEvà Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà;[5] và Ubuntu JeOS (phát âm “ju:s”), một phiên bản khác của Ubuntu, thiết kế cho các máy ảo.[6]