Xác định nguyên nhân máy tính chạy chậm

Việc một máy tính chạy chậm làm chúng ta không ít phiền toái, cảm giác khó chịu khi phải dung một máy tính như vậy. Nếu bạn sữ dụng một máy tính cấu hình trung bình trở lên , bạn có thể  tiến hành các bước loại trừ, bởi vì sẽ có nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân chính là virus, driver không đúng, lỗi RAM, HDD (đĩa cứng), nguồn…

Đầu tiên khả năng do virus:

Virus vào máy sẽ chiếm dụng các tài nguyên của máy, đây là nguyên nhân thông thường nhất gây ra hiện tượng máy chạy chậm. Vậy trong trường hợp này bạn có thể tháo HDD của máy ra và sử dụng đầu chuyển USB qua một máy sạch và quét. Đây là cách tối ưu nhất để có thể loại virus ra khỏi máy tính của bạn. Trong trường hợp bạn không thể tháo thì bạn có thể dùng các đĩa boot có hỗ trợ quét virus để quét, nhưng biện pháp này tôi đánh giá không cao về hiệu quả.

Một phương pháp khác là bạn backup toàn bộ dữ liệu ra ngoài và đem qua máy sạch để quét virus cho toàn bộ  đống dữ liệu của bạn. Sau đó cài lại máy tính, nhớ cài anti virus và cập nhật đầy đủ cho nó, sau đó bạn chép toàn bộ dữ liệu của bạn vào lại máy tính của mình.

Để tránh máy bị chậm do virus bạn nên cài đặt phần mềm diệt virus được đánh giá cao và có uy tin. Nếu bạn chỉ sài bản free  thì hiệu quả của nó có thể không đạt lắm.

Driver phần cứng:

Lỗi này thường ít gặp bởi vì bao giờ nhà sản xuất cũng kèm theo đĩa driver cua máy, nhưng  bạn cũng nên lên trang web của nhà sản xuất và download bộ driver mới nhất về cặp nhật lại. Để kiểm tra lại là có phải do không đúng driver không.

Lỗi do RAM:

Bạn nên dùng phần mềm test RAM để kiểm tra khi mua RAM về ráp cho máy tính. Tôi thường dùng Memtest 86+ có trong các Hiren’s.Boot CD. Phần mềm này sẽ giúp bạn biết chính xác là RAM bạn bị lỗi ở vị trí nào, bị những lỗi gì.

Ngoài ra những lỗi của RAM thường cũng có thể do socket CPU bị gẫy chân ngay vị trí đua tín hiệu của RAM lên CPU, bạn cũng nên tháo CPU ra và kiểm tra thật kỹ socket của chúng. Trường hợp này có thể gây ra dump máy hoặc máy không nhận đủ RAM.

RAM không cùng bus hoặc cache cũng có thể làm máy bạn đat hiệu quả không cao, tốt nhất là nếu bạn dùng nhiều RAM nên chọn mua loại RAM theo kit sẽ là tốt nhất, hoặc chí ít bạn phải biết thông số RAM để mua cho phù hợp.

Lỗi ổ cứng:

Lỗi này thường sảy ra khi ổ cứng của bạn bị bad sector hoặc là bị hỏng tính năng S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology). Lỗi này làm cho máy bạn chậm nghiêm trọng và có thể không thể ghi dữ liệu lên ổ cứng. Bạn nên dùng các phẩn mềm test ổ cứng để chẩn đoán sớm các nguyên nhân này. Trong trường hợp này thì nên mua ổ cứng mới thay thế ngay.

Một nguyên nhân nữa là ổ cứng của bạn dùng quá lâu có thể dẩn đến tình trạng lão hóa hoặc bạn mua lại ổ cứng cũ cũng có thể gây ra tinh trạng này.

Nguồn của máy:

Một thành phần rất quan trọng mà chúng ta thường ít để ý đến đó chính là nguồn của máy. Việc nguồn của máy không đủ công suất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiện năng của máy. Nguôn không đủ có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ linh kiện của máy tính, nguồn không đủ còn làm máy của bạn khởi động lại liên tục khi dùng đến những ứng dụng cần tài nguyên lớn của máy.

Bạn nên chọn nguồn có công suất dư ra và nguồn công xuất thực có độ tin cậy cao. Bạn cũng có thể dựa vào các cấu hình máy tính để chọn nguồn phủ hợp.

Còn một số nguyên nhân có thể là do nhà sản xuất, những lỗi này có thể  cập nhật từ nhà sản xuất để biết thêm hoặc có thể đến trung tâm bảo hành của sản phẩm để tìm hiểu thêm.

Trên đây là những nguyên nhân thông  thường nhất để chẩn doán cho một máy tính chay chậm hoặc hay dump hoặc la hay  khởi động lại máy. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chọn máy tính và sử dụng máy tính một cách hiệu quả nhất.

Hãy chia sẻ nếu thích bài viết

Bài có liên quan